

Mục lục
8. Tạ Hiếu
Tạ Hiếu là đáp lễ khi đến phúng điếu
Đáp Lễ Khi Phúng Điếu
Khi đã phát tang thì các con cháu túc trực gần bên Linh cữu, trai bên tả, nữ bên hữu, chủ tang đứng đầu.
Mũ gậy hoặc lúp của con trai, con gái vắng mặt được máng bên Linh tọa.
Phải khiêm cung khi có người tới điếu mặc dù gia đình cao sang đến mấy đi chăng nữa thì trong việc Tạ Hiếu phải được coi trọng.
Khi khách đến điếu, gia đình phải có người đón rước, cảm ơn trước khi họ mở lời, nếu họ tới trước Linh cữu thì tất cả con cháu đều cúi chào và đốt nhang, trịnh trọng cúi đầu giơ cao nén nhang trao cho họ cầm, rồi lui về phái Linh cữu, cúi đầu chống gậy tỏ lòng kính cẩn chờ đợi họ làm lễ.
Khách bắt đầu làm lễ điếu thì con cháu tất cả cũng hướng về phí khách Tạ Lễ.
Sau khi làm lễ xong, con cháu phải thành kính mời họ ngồi chơi uống nước uống trà và đồng thời cảm ơn sự có mặt của họ
Khách đi về phải tiễn chân ra tận cửa ngoài, không quên cảm ơn lần trót rồi về túc trực bên Linh cữu.
Người tới điếu thường lạy 2 lại, tang chủ đáp trả 1 lạy.
Khách tới điếu phải ghi chép lại để nhớ ơn sau này.
9. Lễ Chuyển Cữu
Thủ tục này được thực hiện khi có nhà Từ Đường riêng, có nghĩa là trước khi phát tang, Linh cữu đượ chuyển đến để triều bái Tổ tiên
Nếu tiện tổ chức đám tang tại nhà Từ Đường thì Lễ Chuyển được tổ chức vào nửa đêm, sáng hôm sau lựa giờ Cất Đám.
Bắt đầu chuyển Cữu thì con cháu xúm quanh linh cữu nhấc lên đặt xuống 3 lần sau khi làm Lễ Cáo Vong và Cáo Tổ.
Trước khi chuyển Cữu, tang chủ quỳ trước linh cữu hướng lên bàn thờ tổ tiên và linh cữu đặt trước đó và khấn xin cho phép đi mai táng Linh Cữu sau này.
10. Lễ Cất Đám
Cất Đám có nghĩa là đưa Linh cữu đi an táng.
Thường chọn giờ vào khung giờ buổi sáng từ 8h đến 12h trưa ( như giờ Thìn, Tỵ, Ngọ)
Trước khi Cất Đám thì có lễ Động quan, tức là sửa soạn vì mọi nghi thức đã sẵn sàng chờ đợi như cờ quạt, câu đối, bức trướng, minh tinh, linh xa,
Đại Dư (xe tang) còn gọi là Cổ Đòn được đậu trước cửa nhà.
Người thân, kẻ thuộc cũng sẵn sàng nghinh đón Linh cữu để đi theo đưa đám.
Chủ tang làm lễ Động Quan cũng tương tự như lời khấn vái vong linh lúc chuyển Cữu để xin phép đi mai táng.
Lễ Động Quan là một lễ để cảm động những người còn sống, thấy rằng khi 2 tay buông xuôi là hết.
Dứt lễ Động Quan thì đạo tỳ cũng có thể gọi là Đô tùy vào rước linh đưa ra Đại Dư.
Con cháu thì người đem Hồn Bạch, kẻ rước Bài Vị, di ảnh, bát hương đi trước Linh cữu. Con cháu theo sau Linh cữu, tiếp đến là bà con lối xóm, bạn bè thân thiết.
11. Nghi Trượng Dẫn Tang
Nghi trượng dẫn tang được sắp đặt đại khái thứ tự như sau:
- Thần phương tướng ( thần đạo lộ)
- Câu đối ( đối trướng)
- Thể kỳ
- Minh tinh
- Hương án
- Thực án
- Tụng niệm
- Linh xa ( nhạc lễ nhạc tấu)
- Nghi trượng sự thần, công bố kỳ
- Nhạc đoàn ( tấu nhạc trước linh dư)
- Đại dư (Linh dư)
- Phương dư (Bạch mạc)
Theo Cổ lễ thì 1 đám tang đầy đủ phải có tới 12 khoản này.
Chi tiết Từng khoản sẽ được chia sẻ trong bài viết sau
Cơ Sở Mai Táng Hàng Đầu Tại TpHCM – Sanguine