Luận Về Tang Chế
Mục lục
- 1 Tang Chế
- 2 Sơ Đồ Tang Chế Trong Bản Tông
- 3 Sơ Đồ Tang Chế Vợ Phải Chịu Tang Bên Nhà Chồng
- 4 Bảng Dẫn Giải Thời Gian Để Tang Theo Sơ Đồ Tang Chế Bản Tông
- 5 Thời Gian Để Tang Cho Người Mất Theo Hàng Dọc Như Sau:
Tang Chế
Tang Chế là 1 quy định thời gian để tang cho nhau dành riêng cho mọi gia đình, 1 tôn tộc liên quan đến huyết mạch khi có người quá vãng.
- Tang Chế được phân thành 5 bậc như sau: Trảm Thôi và Tư Thôi. Cơ Niên, Đại Công – Tiểu Công & Ty Ma
a, Trảm Thôi và Tư Thôi
Còn gọi là Đại Tang, chịu tang 3 năm.
Trảm Thôi có nghĩa là để tang cha (bố) ruột, quần áo phải để xổ gấu, dùng thứ vài xô loại vải xấu nhất, may cắt thế nào xong thì thôi lớp xấp cũng được cho đúng với nghĩa của chữ “Trảm” là chém vải, cắt xé vải. Thôi là chiếc áo tang.
Tư Thôi có nghĩa là để tang mẹ (má) ruột, quần áo được may vén gấu, dùng thứ vài xô xấu vừa vừa, được may hơi cẩn thận 1 chút cho đúng với nghĩa chữ “Tư là Tề, là bằng thẳng”. Thôi là chiếc áo tang. Ý nghĩa là mẹ phải nhường cha 1 bậc. Cha thì xông pha, mẹ ở nhà thu vén.
Tư Thôi còn có nghĩa là tang chế 1 năm hay 9 tháng, v.v…
Trường hợp người cha mất trước, thì tang mẹ được dùng Trảm Thôi để nhắc đến ơn cha, đổi gậy vông sang gậy trúc.
b, Cơ Niên
Chịu Tang 1 năm, đội khăn trắng không chít ngang, quần áo trắng bình thường, đàn bà phụ nữ đội lúp vải thường đối với người trên, để tóc xõa.
Hàng dưới mình vấn khăn hoặc phủ lên đầu mấy vuông vải trắng, thi dụ như cha mẹ để tang con trai hay gái và dâu trưởng nam. Anh em ruột để tang cho nhau.
Riêng về phần rể và các cháu nội ngoại ruột thì đã giữ ở Chương I mục 6 đoạn a và b,c.
c, Đại Công
Chịu Tang 9 tháng, khăn trắng quấn tròn cho đàn ông và đàn bà. Quần áo trắng dài tùy ý.
Tang này dành cho con gái xuất giá, con dâu thứ hoặc chị em của cha mẹ, v.v…
d, Tiểu Công
Chịu Tang 5 tháng, khăn trắng thường lệ cho đàn ông và đàn bà. Quần áo trắng dài tùy ý.
Tang này dành cho vợ của anh em chú bác, hoặc con trai con gái của anh em chú bác, v.v..
f, Ty Ma
Chịu Tang nhau 3 tháng, quần áo, khăn trắng tùy ý.
Tang này dành cho cháu trai, cháu gái của anh em chú bác, v.v…
*** Lưu Ý:
Ngoài 5 bậc Tang Chế trên còn 1 bậc riêng nữa là Vô Phục, người mất là thuộc trong dong họ, có dính 1 hạt máu đào là người vợ cháu trai của người anh em chú bác với mình.
Sơ Đồ Tang Chế Trong Bản Tông
Bảng Ghi Tôn Ti Chín Họ (Cửu Tộc) Theo Hệ Thông Ngang Dọc Họ Nhà Chồng
Sơ Đồ Tang Chế Vợ Phải Chịu Tang Bên Nhà Chồng
Bảng Ghi Tôn Ti Bảy Họ (Thất Tộc) Theo Hệ Thống Hàng Ngang
Bảng Dẫn Giải Thời Gian Để Tang Theo Sơ Đồ Tang Chế Bản Tông
Kể từ số 5 ghi người vợ ngược lên tới số 1 ghi Cao Tổ (Kỷ Ông Kỷ Bà) là 5 đời về trước.
Từ số 5 đi xuống tới số 9 ghi Chút là 5 đời về sau.
Như vậy tính họ 10 đời, nhưng thực ra chỉ là 9 đời gọi là Cửu Tộc, vì trung tâm điểm phải bớt đi số 5, gọi là dòng chính hay là Chính Tông Cửu Tộc.
Từ số 5 chạy ngang theo nghành Nam tới số 71 ghi Anh em tam tụng là 5 đời.
Ngược lại từ số 5 đến số 81 theo nghành Gái cũng là 5 đời.
Tổng cộng 10 trừ 1 số là 5 như trên còn gọi là Đông Tông hay Đồng Tông Cửu Tộc
*** Lưu Ý: những con số ghi chỉ là để nhìn nhận cho dễ dàng theo tôn ti dòng họ.
Thời Gian Để Tang Cho Người Mất Theo Hàng Dọc Như Sau:
A. Hàng Dọc Chính Tông
Số 1.
Cao Tổ hay còn gọi là Kỷ hoặc Sơ, tính từ số 5 trở lên theo Cổ Lễ có ghi rằng”Cao, Tằng, Tổ, Khảo, Thúc, Bá, Đệ, Huynh, Cô, Di, Tỉ, Muội” là thức bậc nên nội tông.
Cha mất thì gọi là Khảo. Mẹ mất gọi là Tỷ, cũng ghi thứ bậc Cao (Kỳ), Tằng (Cụ) Tổ (Ông Bà), Khảo(Cha) hoặc thay chữ Tỷ (Mẹ), Thúc (Chú), Bá (Bác), Đệ (Em), Huynh (Anh), Cô (Chị em Cha), Dì (Chị em Mẹ), Tỉ (Chị) và Muội (Em Gái).
Như vậy, Kỵ ông hay Kỵ bà nội ngoại để tang theo Tang Phục Tư Thôi 3 tháng.
Theo lệ thì Ty Ma là 3 tháng, chỉ để cho Đồng Tông bậc trên và bậc dưới của cả Chính Tông và Đồng Tông.
Họ Đồng Tông bên cha hay bên mẹ cũng 1 thể kể từ Ngũ đại bậc trên nên phải dùng Tang Phục Tư Thôi, mà Tang Chế 3 tháng.
Số 2.
Cụ ông hay Cụ bà cũng còn gọi là ông Cố, bà Cố nội ngoại, theo quy chế Tư Thôi và để tang 5 tháng.
Số 3.
Ông bà sinh ra cha gọi là ông bà nội, sinh ra mẹ gọi là ông bà ngoại thì Tang Phục theo Tư Thôi và để tang 1 năm.
Số 4.
Cha mẹ ruột để tang 3 năm. Tang cha theo Trảm Thôi. Tang mẹ theo Tư Thôi.
Số 5.
Vợ chính thất để tang 1 năm, theo Tư Thôi và chống gậy, nếu cha hoặc mẹ còn thì không gậy.
Vợ chính thất mất đi mà không có con thì vợ thứ có con được hưởng ơn này, nhược bằng chính thất có con nối dõi thì vợ thứ chỉ Tư Thôi không gậy mặc dầu cha mẹ chồng đã mất.
Số 6.
Con trai hay con gái và dâu trưởng, Tang Chế theo Cơ Niên là 1 năm.
Con gái xuất giá hoặc dâu thứ, Tang Chế theo Đại Công là 9 tháng.
Nếu con gái góa bụa trở về với cha mẹ thì Tang Chế lại theo Cơ Niên là 1 năm.
Số 7.
Cháu Đích Tôn để tang theo Cơ Niên là 1 năm, nếu là vợ để tang Tiểu Công 5 tháng.
Cháu thứ để tang theo Đại Công 9 tháng, nếu là vợ cháu để tang 3 tháng theo Ty Ma.
Số 8.
Chắt là con của Đích Tôn hoặc cháu thứ để tang 3 tháng theo Ty Ma.
Vợ của Chắt là Vô Phục, nghĩa là không có tang.
Số 9.
Chút trai hoặc chút gái là cháu của Đích Tôn theo Tang Chế Ty Ma là 3 tháng.
Vợ của Chút là Vô Phục.
Ngoài Cửu Tộc còn có Tam Tộc. Tam Tộc nghĩa rằng họ bên cha, bên mẹ và bên vợ chồng đang sinh sống.
Tam Tộc ý nghĩa tưởng là hẹp nhưng phân tách ra chi nhánh thì không khác gì Cửu Tộc.
B. Hàng Dọc Theo Đồng Tông Nghành Trai
B.1 Hàng Dọc Theo Anh Em Ruột
Số 11: Anh em của Cụ ông để tang theo Ty Ma – 3 tháng
Số 12: Anh em của Ông để tang theo Tiểu Công – 5 tháng
Số 13: Anh em của cha, thím, bác dâu để tang theo Cơ Niên – 1 năm
Số 14: Anh em ruột để tang Cơ Niên – 1 năm. Chị và em dâu theo Đại Công – 9 tháng
Số 15: Con của anh em ruột, để tang theo Cơ Niên – 1 năm. Vợ theo Tiểu Công – 5 tháng
Số 16: Cháu trai của anh em ruột để tang theo Tiểu Công – 5 tháng.Vợ thì Ty Ma – 3 tháng
Số 17: Chắt trai cảu anh em ruột để tang theo Ty Ma – 3 tháng. Vợ thì Vô Phục.
Tiếp đến Chút hay Chít đều Vô Phục không tính, đã qua Chính Tông của nghành này.
B.2 Hàng Dọc Theo Anh Em Con Chú Bác
Số 31: Anh em chú bác của Ông theo Ty Ma – 3 tháng
Số 32: Anh em chú bác của Cha theo Tiểu Công – 5 tháng. Vợ theo Ty Ma – 3 tháng
Số 34: Con trai của anh em chú bác theo Tiểu Công – 5 tháng. Vợ theo Ty Ma – 3 tháng
Số 35: Cháu trai của anh em chú bác, theo Ty Ma – 3 tháng. Vợ thì Vô Phục.
B.3 Hàng Dọc Theo Anh Em Cháu Chú, Cháu Bác
Số 51: Anh em tái tụng của cha và vợ theo Ty Ma – 3 tháng
Số 52: Anh em tái tụng với nhau theo Ty Ma – 3 tháng. Vợ thì Vô Phục
Số 53: Con của anh em tái tụng theo Ty Ma – 3 thang. Vợ thì Vô Phục.
B.4 Hàng Dọc Theo Anh Em Chắt Chú, Chắt Bác (Anh Em Tam Tụng)
Số 71: Anh em tam tụng để tang nhau theo Tang Chế Ty Ma – 3 Tháng. Vợ Vô Phục
C. Hàng Dọc Theo Đồng Tông Nghành Gái
C.1 Hàng Dọc Theo Chị Em Ruột
Số 21: Chị em của Cụ ông theo Ty Ma – 3 tháng hoặc Vô Phục nếu xuất giá
Số 22: Chi em của Ông theo Tiểu Công – 5 tháng hoặc Ty Ma – 3 tháng
Số 23: Chị em của Cha, xuất giá thì theo Đại Công – 9 tháng. Góa thì Cơ Niên – 1 năm
Số 24: Chi em ruột xuất giá để tang theo Đại Công – 9 tháng. Chưa xuất giá Cơ Niên – 1 năm
Số 25: Con gái của anh em để tang 1 năm theo Cơ Niên. Xuất giá theo Đại Công – 9 tháng
Số 26: Cháu gái của anh em theo Tiểu Công – 5 tháng. Xuất giá theo Ty Ma – 3 tháng
Số 27: Chắt gái của anh em theo Ty Ma – 3 tháng. Xuất giá thì Vô Phục.
C.2 Hàng Dọc Theo Chị Em Con Chú, Con Bác
Số 41: Chi em chú bác của ông theo Ty Ma – 3 tháng
Số 42: Chị em chú bác của cha theo Tiểu Công – 5 tháng
Số 43: Chị em chú bác ruột theo Tiểu Công – 5 tháng. Xuất giá theo Ty Ma – 8 tháng
Số 44: Con gái của anh em chú bác theo Tiểu Công – 5 tháng. Xuất giá theo Ty Ma – 3 tháng
Số 45: Cháu gái cảu anh em chú bác theo Ty Ma – 3 tháng. Xuất giá thì Vô Phục.
C.3 Hàng Dọc Theo Chị Em Cháu Chú, Cháu Bác
Số 61: Chị em tái tụng của cha theo Ty Ma – 3 tháng. Xuất giá thì Vô Phục
Số 62. Chị em tái tụng ruột theo Tiểu Công -5 tháng. Xuất giá theo Ty Ma – 3 tháng
Số 63: Con gái của anh em tái tụng theo Ty Ma – 3 tháng. Xuất giá thì Vô Phục.
C.4 Hàng Dọc Theo Chị Em Chắt Chú, Chắt Bác
Số 81: Chị em tam tụng theo Ty Ma – 3 tháng. Xuất giá thì vô phục.