Blog Phong Tục & Cuộc Sống

Thọ Mai Gia Lễ – Phần I – Chương 7

Luận về cách phụng dưỡng cha mẹ, tình cha mẹ thương con và việc săn sóc người lúc yếu đau, bệnh hoạn.

I. Cách Phụng Dưỡng Cha Mẹ

Bất cứ trong 1 nước nào, xã hội nào, tín ngưỡng nào thì cũng đều chú trọng đến chữ Hiếu, Trung, Tín, Nghĩa làm căn bản LẬP THÂN XỬ THẾ.

— Con người không thể làm trọn điều nghĩa vì đã mất chữ tín.

Không Tín thì chẳng Trung và đã không Trung thành thì chằng bao giờ làm tròn chữ Hiếu.

Xem như Ngô Khởi thời chiến quốc bỏ mẹ già đói rách đi lo giàu sang. Được nấu nung kinh sử lại khinh Thầy. Dĩ chí sát thê cầu tướng, nay đầu mai đánh, sớm Sở tối Tần, thay đổi chí hướng hơn thay chiếc áo. Lấy lý xét thì chung quy bởi mất chữ Hiếu mà chẳng làm trọn chữ Trung, Tín, Nghĩa của riêng mình.

— Bởi vậy Thánh nhân mới có câu:“Bách Hạnh Hiếu Vi Tiên”.

Trong sách Luận ngữ, Thiên Vi Chánh chương năm, thầy Phiên Trì xin đức Khổng Tử giảng về chữ Hiếu, thì được ngài trả lời rằng: khi cha mẹ còn sống, phải phụng sự cho hợp lễ. Khi cha mẹ khuất phải lo tống táng cho hợp lễ và cúng tế cho hợp lễ mới không trái đạo làm con.

Sau khi ngài đã giảng cho Mạnh Tôn biết rằng báo hiếu không được trái lễ “Vô vi (Tử viết:”Sinh sự dĩ lễ. Tế chi dĩ lễ”).

Phụng Dưỡng Cha Mẹ Như Thế Nào Là Đúng?

— Xem như thế thì việc phụng dưỡng cha mẹ không phải chỉ là ngày 2 bữa cơm no, khát cho uống nước và đau ốm đã có thuốc thang, giống như nuôi 1 loài thú, điều trong nhà, dự chi còn điều nặng, tiếng nhẹ, làm cho phải phép chiếu lệ, không nghĩ đến công ơn bú mớm và từ lúc con là hạt máu trong lòng người mẹ.

Đến khi cha mẹ quá cố, lo cỗ bàn linh đình, lạy cho người khác ăn; chiều lòng để họ ăn uống cho no say, nếu mích lòng, lỡ lời, lỡ bộ thì cỗ bàn thiu thối đổ đi.

Như vậy chẳng khác gì trò giả dối, che mắt thế gian, đúng với câu Tục ngữ:”Sống chẳng cho ăn, đến chết ngắc làm văn tế ruồi”. 

Trong khi tang lễ còn bày ra cờ bạc, hút xái, nói rằng để cho ấm cúng bớt sự lạnh lẽo thì thật là phản bội hai chữ “Vô Vi”.

— Phụng sự cha mẹ lúc còn sống, nếu nằm trong khích cạnh nghèo hèn lấy đâu ra cá thịt, nhưng tỏ ra thật tình, chí thân, chí thiết, cũng đủ làm cho cha mẹ hài lòng, mặc dầu chỉ là canh rau, cơm hẩm.

Trong Nhị Thập Tứ Hiếu đã nêu ra 24 người con Hiếu Thảo:

  1. Vua Thuần, nhà Ngu, lúc hàn vi thờ cha là Cổ tẩu và mẹ ghẻ không nài gian khổ.

  2. Vua Hàn Văn Đế tự tay sắc thuốc mà dâng lên mẹ già.
  3. Tăng Tử thời nhà Chu mạt hàng ngày vào rừng kiếm củi để lo nuôi nấng mẫu thân.
  4. Mẫn Tử Khiên nhà chu, vẫn chịu lạnh để vui lòng cha và mẹ ghẻ.
  5. Tử Lộ người nước Lỗ, đi đội gạo mướn để lấy tiền nuôi cha mẹ già.
  6. Diễm Tử đời nhà Chu, đột lốt hươu vào rừng kiếm sữu hươu nuôi cha mẹ.
  7. Lão Lai thời nhà Chu, tuy già mà vẫn chơi trống bỏi để  cha mẹ vui lòng.
  8. Đồng Vinh đời Hán, bán mình ở đợ để lấy tiền mai táng cho cha.
  9. Quách Cự đời Hán, vì thương mẹ đói, muốn đem chôn sống con đi, nhưng trời lại cứu.
  10. Vợ chông Khuông Thi ngồi khóc bên bờ sông ước ao được cá dâng cha mẹ bữa gỏi ngon mà cá nhảy lên cạn để nạp mình.
  11. Thái Thuận đời Tây Hán dám vào đất giặc kiếm trái dâu dâng mẹ mà Vương Mãng cũng phải mủi lòng.
  12. Đinh Lan nhà Hán, thương cha nhớ mẹ tự tay khắc tượng để thờ.
  13. Lục Tích nhà Hán, đi dự tiệc giấu trái quýt trong tay áo đem về dâng mẹ.
  14. Giang Cách đời Hậu Hán lo cõng mẹ suốt ngày đi chạy giặc.
  15. Hoang Hương thời Hậu Hán lo quạt nồng và tự mình áp mền cho nóng để cha nằm.
  16. Vương Thôi thời Mạt Ngụy, khóc cha mà cây trắc xanh lá và ôm mồ mẹ khóc khi có sấm.
  17. Ngô Mãnh nhà Tấn ở trần nhử cho muỗi đốt mình để cha mẹ ngủ yên.
  18. Vương Tường nhà Tấn, mới sáng ra nằm trên giá, cho giá tan bắt cá về dâng cha mẹ.
  19. Ngô Mạnh Tông thương mẹ thèm canh măng, ra ngồi khóc nơi bụi trúc mà măng mọc.
  20. Dương Hương đời nhà Tấn, quên thân mình đánh cọp cứu cha mà cọp phải chạy.
  21. Sửu Kiểm Lâu đời Nam Tề, chẳng ham phú quý, treo ấn từ quan đi tìm cha bị đau rồi nếm thử phân của cha, cầu trời cho hết bệnh và xin lấy thân mình thế mạng.
  22. Bà Đường Thị đời nhà Đường, lo vắt sữa mình nuôi mẹ chồng trên 3 năm đói kém.
  23. Châu Thọ Xương đời Tống, treo ấn từ quan, đi kiếm mẹ già thất lạc lúc loạn ly.
  24. Hoàng Đình Kiên đời nhà Tống, tuy làm quan mà vẫn tự tay mình săn sóc, phụng dưỡng mẹ già không dám phó mặc cho vợ con, tôi tớ, lại còn lo rửa đồ tiểu tiện của mẹ hằng ngày như lúc mình còn nhỏ tuổi.

II. Tình cha mẹ thương con

Trong Thọ Mai Gia Lễ ( Tục tang lễ ma chay) chỉ luận về phụng sự và lễ nghi mai táng hơn là luận về dưỡng dục con em, vì không thuộc phạm vi nội dung, nhưng cũng nên dung hòa tư tưởng, bởi có gốc mới có ngọn và ngọn do gốc sinh ra.

Nếu chỉ nói về lễ nghi phiền phức, bó buộc theo cổ truyện báo hiếu tổ tiên, cha mẹ và bậc trên, ngược lại kẻ dưới như con cháu thì đối xử ra sao.

Xem như Mạnh mẫu bẻ gãy con thoi dệt vải để gián tiếp dạy con mà Mạnh Tử trở nên Thánh.

Tăng Tử lấy củi trong rừng, mẹ ở nhà lo sợ thường căng ngón tay cho đau để tỏ dạ nhớ con.

Đó là bậc hiền tài trong lúc hàn vi.

Đến hoàn cảnh Mạnh Vũ Bá là con cảu Mạnh Ý Tử đời Xuân Thu, con nhà phú quý, ham chơi hơn ham học, có 1 hôm hỏi đức thánh Không về đạo hiếu. Ngài hiểu rằng kẻ ngày còn đang hăng hái với ý thích của riêng mình nên ngại lựa ý dạy rằng: cha mẹ luôn luôn thương con, chỉ lo cho con bệnh tật.

Mạnh Vũ vấn hiếu. Tử viết:” Phụ mẫu duy kỳ tại chi ưu. Chỉ có 7 chữ mà gồm đầy đủ ý nghĩa. Thật là chí lý.

— Nước mắt bao giờ cũng chảy xuống và thú dữ chẳng bao giờ ăn thịt con là vậy.

III. Việc Săn Sóc Người Lúc Bệnh Hoạn.

Con người có thể xác lại có linh hồn, biết phải quấy ngay từ nhỏ. Cho nên trong sách Tam Tự Kinh là cuốn sách mở lòng mà thánh tiền đã nêu ngay ra ở đầu trang là “Nhân Chi Sơ Tính Bản Thiện”.

Công việc nuôi nấng con cái cần phải giáo hóa mới đúng là tình thương, không thể để như cây cỏ muốn mọc làm sao thì mọc.

Những bậc tài trí nằm trong cảnh khó, hèn hay phú quý có ích lợi cho quốc gia, cho xã hội đều được hấp thụ nền giáo dục vững chắc.

Lúa muốn cho tốt phải bón phân. Bón phân rồi phải lo vun tưới. Vun tưới rồi phải lo trừ sâu bọ, trừ cỏ dại chung quanh. Đó là công nghiệp của nhà nông.

Lúa bao giờ cũng trổ hạt, thì con người như thanh niên, thiếu nữ ai ai cũng đều có cái Tâm Thiện ở trong lòng, được nảy nở hay tàn lụi đều do bởi giáo dục trong gia đình trước hết. 

Dạy con lấy roi vọt, mắng chửi làm phương châm, trừng phạt bằng cách bắt nhịn cơm, nhịn nước, đau ốm thì cho uống thuốc kèm thêm lời nặng nhẹ hăm he thực ra là lòng thương con rất mực, nhưng làm sao cho con trong tuổi ngây dại, thiếu suy nghĩ, ít kinh nghiệm lại cho là bị ghét.

Muốn được công hiệu còn gì bằng được an ủi, đem nhiều thí dụ hay hoặc do sẵn có trong đường đời ra mà so sánh thì con cái dại mấy đi nữa rồi cũng vui vẻ tuân theo lẽ phải.

Sự Yêu Thương Của Cha Mẹ Dành Cho Lớn Như Biển Rộng

Kinh nghiệm cho chúng ta thấy nhiều người lớn tuổi bị gặp phải hoàn ảnh éo le, đã không biết tự hối còn đổ thừa cho cha mẹ rằng:” các cụ không dạy cặn lẽ lúc tôi còn nhỏ”, hoặc”các cụ tôi nhà quê quá, chỉ lo làm giàu, nên bây giờ giàu đâu chẳng thấy mà mình lại khổ”. Đại khái là như vậy.

Ngược lại, mặc dầu con giỏi con tài cho mấy nhưng tự cổ chí kim chưa thấy con cái dám dạy khôn cha mẹ bao giờ, họa chẳng khi cha mẹ nhầm lẫn thì chỉ liệu lời liệu ý mà can ngăn, đó là 1 gia đình có hạnh phúc nhiều rồi.

Còn như khi cha mẹ yếu đau, bệnh tật, bổn phận người con phải luôn luôn nghĩ rằng:” Công Cha Như Núi Thái Sơn – Nghĩa Mẹ Như Nước Trong Nguồn Chảy Ra” để mà lo phụng sự.

Khi cha mẹ mạnh giỏi, việc cơm nước, ấm lạnh thì rất dễ cho người lắm tiền nhiều bạc, báo hiếu thật tình cũng có mà để khoe với thiện hạ cũng có, nhưng đối với  cảnh nghèo công việc phụng dưỡng cha mẹ được chu toàn như 1 vài điểm trong Nhị Thập Tứ Hiếu hoặc rất nhiều trai thảo, dâu hiền ít được phổ biến nên chúng ta ít thấy rõ trong nước chúng ta.

Gia Bần Tri Tử Hiếu

Thánh nhân đã nói: “Gia Bần Tri Tử Hiếu”. Nhà nghèo mới biết lòng con thảo, nhất là trong lúc ốm đau.

Việc săn sóc người bệnh trong gia đình đối với ông bà, cha mẹ, chị em, vợ chồng hay con cái không những phải săn sóc kỹ càng, luôn luôn có người túc trực thuốc thang, ăn uống, chiều chuộng, an ủi là 1 chuyện, ngoài ra cần phải tránh những cử chỉ như sau:

a, Đừng nên làm cho người bệnh thêm buồn phiền vì người bệnh muốn luôn luôn được có người săn sóc chân thành.

b, Đừng nên làm cho người bệnh sợ hãi, vì thông thường thì mọi người đều muốn sống, chẳng ai dại gì muốn chết, sống để hưởng phú quý cũng có, để còn lo cho gia đình cũng có, mà sống để làm tròn bổn phận cho quốc gia, xã hội cũng có.

Nếu săn sóc người bệnh mà tỏ vẻ thất vọng, thở dài, lắc đầu, hoặc chưa chi mà bàn đến chuyện ma chay thì người bệnh tuy sức yếu nhưng tinh thần vẫn tỉnh táo, lầm tưởng rằng bị bạc đãi hay là sẽ không qua khỏi chăng, âm thầm nghĩ ngợi riết rồi thành ra chết thật vì sợ quá.

Thọ Mai Gia Lễ Hết Phần I

Còn Tiếp Phần II – Chương  1

Thọ Mai Gia Lễ Phần II – Chương 2

Phần II – Chương 3

Phần II – Chương 3 – 2

Phần II – Chương 3 – 3

Loading...