Mục lục
G. Quan niệm về ngày
Theo như dương lịch đã ấn định rõ ràng tháng nào có 30 ngày, tháng nào có 31 ngày trong 1 năm.
Riêng tháng 2 là cứ khoảng 3 năm có 29 ngày, tổng cộng 366 ngày được gọi là năm Nhuận.
Ví dụ: năm 1968 tháng 2 có 29 ngày thì tới năm 1972 có 29 ngày, còn năm 1970 và 1971 chỉ có 28 ngày.
Nếu muốn tính trên gu bàn tay trái thì chúng ta thấy tháng Giêng, 3, 5, 7, đều nằm trên gu, tiếp trở lại tháng 8 trên gu ngón trỏ, tháng 10 trên gu ngón giữa và tháng Chạp trên gu ngón vô danh. Những tháng nào còn nằm trên gu là 31 ngày.
Còn các tháng tiếp theo như tháng 2 không kể ( vì đã rõ là 28 hoặc 29 ngày rồi), tháng 4 nằm dưới khe ngón giữa và ngón vô danh, tháng 6 nằm dưới ngón vô danh và ngón ngón út, tháng 9 nằm dưới khe ngón trỏ và ngón giữa, tháng 11 nằm dưới khe ngón giữa và vô danh.
Trừ tháng 2 ra, những tháng nằm dưới khe ngón tay đều chỉ có 30 ngày.
Theo như âm lịch thì khác hẳn. Trong 1 năm có 12 tháng. Bù qua bù lại thì 6 tháng 29 ngày và 6 tháng có 30 ngày. Tổng cộng lại chỉ có 354 ngày.
Để theo kịp Thái Dương Hệ nên số ngày lẻ còn lại dồn trong khoảng 4 hoặc 5 năm tùy theo nhiều ít tháng 1 tháng Nhuận.
Ngày của âm lịch đều theo Can Chi, như nhằm ngày Giáp Dần thuộc hành Thủy (coi trong bảng Tam Nguyên) còn ứng với sao nào trong Nhị Thấp Bát Tú hoặc Hoàng Đạo hay Hắc Đạo, ngày đó tốt hay xấu, đều đã có ghi trong cuốn lịch của mỗi năm, bằng chữ Hán trong lịch Tàu, tiếng Việt thì có lịch Vạn Niên.
H. Quan niệm về giờ
Mỗi ngày có 24 giờ theo dương lịch, bắt đầu từ 0h00 tức là đúng 12h đêm, đến 12 giờ đêm ngày hôm sau, tính trọn 1 ngày.
Theo âm lịch chỉ có 12h, có nghĩa là cứ 2 giờ dương lịch tính cho 1 giờ của âm lịch và được đặt danh từ và phân chia giờ giấc như sau:
1. Danh từ của 12 giờ âm lịch
Giờ Tý – Sửu – Dần – Mão – Thìn – Tỵ – Ngọ – Mùi – Thân – Dậu – Tuất – Hợi
2. Bảng phân chia khung giờ
Ta phải lưu ý rằng, dương lịch ấn định từ 12h khuya, được kể là lúc 0h để bước qua ngày mới thì âm lịch cũng phải bắt đầu bằng giờ Tý là qua ngày mới (giờ Tý được tính là từ 11h đêm ( tức 23h) của ngày hôm trước đến 1h sáng của ngày hôm sau).
Dưới đây là bảng 12h âm lịch trong ngày:
- Từ 11h đêm hôm trước đến 1h sáng hôm sau là giờ Tý. Trước 1h sáng là Mạt Tý
- Từ 1h sáng đến 3h sáng là giờ Sửu. Trước 3h sáng là Mạt Sửu
- Từ 3h sáng đến 5h sáng là giờ Dần. Trước 5h sáng là Mạt Dần
- Từ 5h sáng đến 7h sáng là giờ Mão. Trước 7h sáng là Mạt Mão
- Từ 7h sáng đến 9h sáng là giờ Thìn. Trước 9h sáng là Mạt Thìn
- Từ 9h sáng đến 11h trưa là giờ Tỵ. Trước 11h trưa là Mạt Tỵ
- Từ 11h trưa đến 1h chiều là giờ Ngọ. Trước 1h chiều là Mạt Ngọ
- Từ 1h chiều đến 3h chiều là giờ Mùi. Trước 3h chiều là Mạt Mùi
- Từ 3h chiều đến 5h chiều là giờ Thân. Trước 5h chiều là Mạt Thân
- Từ 5h chiều đến 7h tối là giờ Dậu. Trước 7h tối là Mạt Dậu
- Từ 7h tối đến 9h tối là giờ Tuất. Trước 9h tối là Mạt Tuất
- từ 9h tối đến 11h tối là giờ Hợi. Trước 11h tối là Mạt Hợi. Chuẩn bị bước qua ngày mới.
3. Âm dương thời khắc
Trong 12h cũng chia ra 2 loại là Dương Khắc & Âm Khắc
Dương Khắc: giờ Tý – Dần – Thìn – Ngọ – Thân – Tuất
Âm Khắc: giờ Sửu – Mão – Tỵ – Mùi – Dậu – Hợi
Các giờ đều được hợp với Can. Dương Can hợp Dương Khắc. Âm Can hợp Âm Khắc.
Ví dụ: giờ Tý phải là Giáp Tý hoặc là Nhâm Tý. Giờ Sửu phải là Ất Sửu hoặc Quý Sửu.
4. Cách tính giờ khắc hợp với Thiên Can
Cần nhớ mấy câu này để làm căn bản tính giờ khắc cho hợp với Thiên Can và biết rằng giờ đó thuộc hành gì , xung hay khắc.
- Giáp – Kỷ hoàn gia Giáp. Ngày Giáp hay ngày Kỷ đặt giờ Tý là Giáp Tý
- Ất – Canh – Bính Tý sơ. Ngày Ất – Canh đặt giờ Tý là Bính Tý
- Bính – Tân tầm Mậu Tý. Ngày Bính – Tân đặt giờ Tý là Mậu Tý
- Đinh – Nhâm – Canh Tý dư. Ngày Đinh – Nhâm đặt giờ Tý là Canh Tý
- Mậu – Quý tầm Nhâm Tý. Ngày Mậu – Quý đặt giờ Tý là Nhâm Tý
Khi chúng ta tìm ra mối rồi thì cứ tuần tự mỗi 1 Can ghép lại mà tính cho đến giờ Hợi. Phương pháp này tinh thuận tương tự như tính tháng.
Để tránh thắc mắc lấy 1 thí dụ như khi mở lịch thấy ngày nào cũng không can hệ nhưng có chữ Giáp hay chữ Kỷ đứng đầu (ngày Giáp Tý hay Kỷ Mão) thì những ngày đó là giờ Tý (Giáp Tý), rồi đến giờ Ất Sửu – Bính Dần – Đinh Mão – Mậu Thìn – Kỷ Tỵ – Canh Ngọ – Tân Mùi – Nhâm Thân – Quý Dậu, lại bắt qua Giáp là giờ Giáp Tuất và giờ Ất Hợi.
Muốn rõ giờ đó thuộc hành gì thì coi bảng Tam Nguyên, ngày ở hàng đầu có ghi Giáp Tý thuộc Kim, quẻ Chấn. Trong giờ Tam Nguyên ghi Thượng, Trụng, Hạ, Ngũ Hành và quẻ Bát Quái đều giống nhau, chỉ áp dụng cho ngày, giờ và tháng hoặc thời theo cung Bát Quái để gác Đòn Dông hay Đòn Tay khi xây nhà.
Riêng về cung PHI nam hoặc nữ đã ấn định, theo từng Nguyên khác nhau hạp với tuổi năm sinh, phải có 1 khoảng cách 180 năm mới hoàn như cũ, bởi vậy chẳng nên lầm lẫn, tắc trách về việc hôn nhân, đặt hướng nhà và hướng mồ mả.
Thọ Mai Gia Lễ Tiếp Theo – Phần I Chương 6
Thọ Mai Gia Lễ Phần II – Chương 1