Blog Phong Tục & Cuộc Sống

Thọ Mai Gia Lễ – Phần I – Chương 5 – 3

E. Luận về Địa Chi

Địa Chi có nghĩa là cái nhánh của Đất, được chia thành 12 nhánh, cũng gọi là cung hoặc tuổi như sau: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Địa Chi cũng sở thuộc Ngũ Hành, phương hướng, màu sắc, thời tiết, âm dương, xung hợp như sau:

1. Địa Chi sở thuộc Ngũ Hành, phương sắc thái, thời tiết và Thập Nhị Thú

  • Cung Tý thuộc Thủy, Chính Bắc, màu đen, thuộc tháng 11, ứng tượng Chuột
  • Cung Sửu thuộc Thổ, Bắc Đông Bắc, màu vàng, thuộc tháng Chạp, ứng tượng Trâu
  • Cung Dần thuộc Mộc, Đông Bắc, màu xanh, thuộc tháng Giêng (Âm lịch), ứng tượng Cọp
  • Cung Mão thuộc Mộc, chính Đông, màu xanh, thuộc tháng 2, ứng tượng Mèo
  • Cung Thìn thuộc Thổ, Đông Đông Nam, màu vàng, thuộc tháng 3, ứng tượng Rồng
  • Cung Tỵ thuộc Hỏa, Đông Nam, màu đỏ, thuộc tháng 4, ứng tượng Rắn
  • Cung Ngọ thuộc Hỏa, Chính Nam, màu đỏ, thuộc tháng 5, ứng tượng Ngựa
  • Cung Mùi thuộc Thổ, Nam Tây Nam, màu vàng, thuộc tháng 6, ứng tượng Dê
  • Cung Thân thuộc Kim, Tây Nam, màu trắng, thuộc tháng 7, ứng tượng Khỉ
  • Cung Dậu thuộc Kim, Chính Tây, màu trắng, thuộc tháng 8, ứng tượng Gà
  • Cung Tuất thuộc Thủy, Tây Tây Bắc, màu vàng, thuộc tháng 9, ứng tượng Chó
  • Cung Hợi thuộc Thủy, Bắc Tây Bắc, màu đen, thuộc tháng 10, ứng tượng Heo

*** Lưu ý: 4 cung Thìn – Tuất – Sửu – Mùi đều thuộc Thổ, ứng vào Trung Cung Mậu Kỷ.

2. Địa Chi thuộc âm dương

  • Dương Chi: Tý – Dần – Thìn – Ngọ – Thân – Tuất
  • Âm Chi: Sửu – Mão – Tỵ – Mùi – Dậu – Hợi

3. Địa Chi hợp xung và tuyệt cần nên dùng và tránh về mọi việc

  • Tuổi Tam Hợp và ngày giờ Tam Hợp, hội thành cục là tốt

Thân – Tý – Thìn hội thành Thủy Cục

Tỵ – Dậu – Sửu hội thành Kim Cục

Dần – Ngọ – Tuất hội thành Hỏa Cục

Hợi – Mão – Mùi hội thành Mộc Cục

Để rõ căn nguyên, chúng ta thấy Tý đứng ở giữa, lấy Thủy làm chuẩn. Dậu ở giữa lấy Kim làm chuẩn. Ngọ là Hỏa và Mão là Mộc; còn mấy chi đứng bao quanh đều chịu ảnh hưởng nên được gọi là Tam Hợp. Người khuất thường gặp năm tháng ngày giờ hợp nhau thành Tam Tài.

  • Lục Hợp của tuổi ngày giờ gặp được nhau là tốt

Tý hợp Sửu hoặc Sửu hợp Tý, chung cho cả ngày giờ và tháng

Hợi hợp Dần hoặc Dần hợp Hợi, chung cho cả ngày giờ và tháng

Mão hợp Tuất hoặc Tuất hợp Mão, chung cho cả ngày giờ và tháng

Thìn hợp Dậu hoặc Dậu hợp Thìn, chung cho cả ngày giờ và tháng

Tỵ hợp Thân hoặc Thân hợp Tỵ, chung cho cả ngày giờ và tháng

Ngọ hợp Mùi hoặc Mùi hợp Ngọ, chung cho cả ngày giờ và tháng

*** Lưu ý: Tam Hợp và Lục Hợp rất tốt cho việc xuất hành,, cầu tài, hôn nhân, xây cất hoặc sửa chữa đương cơ, ngược lại người bệnh nặng sắp sửa muốn tịch, chiếu theo tuổi lại hợp với tháng, ngày, giờ cho nên cửa miệng thế gian thường nói bóng bẩy, lịch sự rằng: “Còn đang chờ giờ tốt để Quy Tiên”

  • Tứ Tuyệt là xấu

Tý tuyệt Tỵ hoặc ngược lại Tỵ tuyệt Tý

Dậu tuyệt Dần hoặc ngược lại

Mão tuyệt Thân hoặc ngược lại

Ngoài ra, Thìn – Tuất – Sửu – Mùi không phạm tuyệt được gọi là Tứ Mộ – Tứ Mộ là tốt.

  • Tứ Hành Xung là xấu

Tý xung Ngọ hoặc ngược lại. Tý thuộc Thủy & Ngọ thuộc Hỏa, khắc nhau

Mão xung Dậu hoặc ngược lại. Mão thuộc Mộc & Dậu thuộc Kim, khắc nhau

Dần xung Thân hoặc ngược lại.Dần thuộc Mộc& Thân thuộc Kim, khắc nhau

Tỵ xung Hợi hoặc ngược lại. Tỵ thuộc Hỏa & Hợi thuộc Thủy, khắc nhau

  • Lục Hại là Xấu

Tý hại Mùi và ngược lại (Mùi hại Tý)

Sửu hại Ngọ và ngược lại

Dần hại Tỵ và ngược lại

Mão hại Thìn và ngược lại

Tuất hại Dậu và ngược lại

F. Quan niệm về tháng

Mỗi năm có 12 tháng, theo âm lịch thì có tháng thiếu (29 ngày), tháng đủ (30 ngày) không có tháng 31 ngày như dương lịch.

Ngoài ra cứ 3 -4 năm dồn lại thành 1 tháng thừa mà thường gọi là tháng Nhuận. Tháng Nhuận được kể theo tháng cũ, để phù hợp với Thiên Can & Địa Chi.

Ví dụ: tháng 5 là Giáp Ngọ, thuộc năm Tân Hợi, thì tháng 5 Nhuận cũng vẫn là tháng Giáp Ngọ Nhuận, không thể tính qua tháng 6 Ất Mùi được.

Để rõ căn nguyên ta tìm hiểu tháng theo Can, Chi thuộc Ngũ Hành, màu sắc, xung hợp được phân tích ra như sau:

 1. Phương pháp tính 12 tháng thuộc Can – Chi Ngũ Hành & Thập Nhị Thú

Giêng là tháng Dần, tượng Cọp, thuộc hành Mộc của hướng Đông

2 là tháng Mão, tượng Mèo, thuộc hành Mộc của hướng Đông

3 là tháng Thìn, tượng Rồng, thuộc hành Thổ của Trung ương Vũ Trụ

4 là tháng Tỵ, tượng Rắn, thuộc hành Hỏa của hướng Nam

5 là tháng Ngọ, tượng Ngựa, thuộc hành Hỏa của hướng Nam

6 là tháng Mùi, tượng Dê, thuộc hành Thổ của Trung ương Vũ Trụ

7 là tháng Thân, tượng Khỉ, thuộc hành Kim của hướng Tây

8 là tháng Dậu, tượng Gà, thuộc hành Kim của hướng Tây

9 là tháng Tuất, tượng Chó, thuộc hành Thổ của Trung ương Vũ Trụ

10 là tháng Hợi, tượng Heo, thuộc hành Thủy của hướng Bắc

11 là tháng Tý, tượng Chuột, thuộc hành Thủy của hướng Bắc

Chạp là tháng Sửu, tượng Trâu, thuộc hành Thổ của Trung ương Vũ Trụ.

*** Trên đây là nét ghi 12 tháng trong năm, nhưng chúng ta thấy rằng có năm tháng Giêng là tháng Giáp Dần, lại có năm là tháng Bính Dần, hoặc Mậu Dần, Canh Dần và Nhâm Dần, để biết tháng Giêng đó là thuộc hành Kim hoặc hành Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ chẳng hạn, thì mở lịch sẽ rõ, nhưng cũng nên hiểu qua cách thức ra sao, để tiện dùng khi không sẵn lịch, theo mấy câu thơ như dưới đây:

Giáp – Kỷ chi niên Bính tắc thủ (năm Giáp hay năm Kỷ thì lấy Bính Dần làm tháng Giêng

Ất – Canh Mậu vi đầu ( năm Ất hay năm Canh lấy Mậu Dần làm tháng Giêng

Bính – Tân – Canh Dần khỏi ( năm Bính hay năm Tân tháng Giêng là Nhâm Dần)

Đinh – Nhâm – Nhâm Dần cầu (năm Đinh hay năm Nhâm tháng Giêng là Nhâm Dần)

Mậu – Quý tiên khởi Giáp (năm Mậu hay năm Quý bắt đầu tháng Giêng là Giáp Dần).

Khi đã rõ được tháng Giêng năm vào Can Chi nào rồi thì cứ tiếp tục mỗi tháng mỗi Can và mỗi Chi đi đôi cho đến tháng Chạp và tháng Sửu, cứ thế mà tính hoài.

Ví dụ: năm Tân Hợi thấy Can Tân đứng đầu năm đó thì biết ngay rằng tháng Giêng là Canh Dần, tháng 2 là Tân Mão, 3 Nhâm Thìn, 4 Quý Tỵ, 5 Giáp Ngọ, 6 Ất Mùi, 7 Bính Thân, 8 Đinh Dậu, 9 Mậu Tuất, 10 Kỷ Hợi, 11 Canh Tý, Chạp là Tân Sửu.

Trường hợp gặp phải năm mà tính Can còn lơ lửng, thì cứ tiếp theo con Giáp, ví như năm Mậu Thân tháng Giêng là Giáp Dần, tất nhiên tháng 10 là Quý Hợi. Muốn bước qua tháng 11 phải tính bắt đầu con Giáp là Giáp Tý, rồi tháng Chạp là Ất Sửu. (Coi bảng Tam Nguyên để biết Ngũ Hành của Tháng).

2. Danh từ của 12 tháng trong 1 năm áp dụng trong 4 mùa

Trong 12 tháng được chia ra Tứ Cá Nguyệt, hợp với 4 mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông.

3 tháng đầu của mỗi Cá Nguyệt gọi là Mạnh. Mạnh nghĩa là bắt đầu.

3 tháng giữa của mỗi Cá Nguyệt là Trọng. Trọng nghĩa là giữa khoảng

3 tháng cuối của mỗi Cá Nguyệt là Quý. Quý nghĩa là sau cùng của 3 tháng

Như vậy ta thấy rằng:

Giêng là tháng Mạnh Xuân, đệ nhất cá nguyệt

2 là tháng Trọng Xuân, đệ nhất cá nguyệt

3 là tháng Quý Xuân, đệ nhất cá nguyệt

4 là tháng Mạnh Hạ, đệ nhị cá nguyệt

5 là tháng Trọng Hạ, đệ nhị cá nguyệt

6 là tháng Quý Hạ, đệ nhị cá nguyệt

7 là tháng Mạnh Thu, đệ tam cá nguyệt

8 là tháng Trọng Thu, đệ tam cá nguyệt

9 là tháng Quý Thu, đệ tam cá nguyệt

10 là tháng Mạnh Đông, đệ tứ cá nguyệt

11 là tháng Trọng Đông, đệ tứ cá nguyệt

Chạp là tháng Quý Đông, đệ tứ cá nguyệt.

Trong 12 tháng thì ngày rằm tháng Giêng là Nguyên Tiêu. Ngày rằm là Trung Nguyên. Ngày rằm tháng 8 là Trung Thu.

3. Danh từ thời tiết năm trong 12 tháng

Trong 12 tháng gồm có 24 Tiết, cũng gọi là Tiết Khí, hoặc thời tiết được phân ra mỗi tháng là 2 Tiết như sau:

Giêng có Tiết Lập Xuân & Tiết Vũ Thủy

2 có Tiết Kinh Chập & Xuân Phân

3 có Tiết Thanh Minh & Cốc Vũ

4 có Tiết Lập Hạ & Tiểu Mãn

5 có Tiết  Mang Chủng & Hạ Chí

6 có Tiết Tiểu Thử & Đại Thử

7 có Tiết  Lập Thu & Xử Thử

8 có Tiết Bạch Lộ & Thu Phân

9 có Tiết Hàn Lộ & Sương Giáng

10 có Tiết Lập Đông & Tiểu Tuyết

11 có Tiết Đại Tuyết & Đông Chí

Chạp có Tiết Tiểu Hàn & Đại Hàn.

Chúng ta cũng nên hiểu qua câu ” Tam Dương Kha Thái” mà người xưa thường nói, có nghĩa như sau: kể từ ngày Đông Chí gọi là Nhất Dương Xuân, ngày Tiểu Hàn là Nhị Dương Xuân, đến ngày Đại Hàn là Tam Dương Xuân.

Đầy đủ Tam Dương qua ngày thứ 15 hay 16 của Tiết Đại Hàn là Lập Xuân.

Nếu ngày Nhất Dương Xuân nhằm phải ngày Giáp Tý thì hay trở gió, vì vậy mà Tào Tháo mới bị thất bại tại trận Xích Bích, do Khổng Minh cầu phong và Chu Du phóng Hỏa. (sẵn gió ngày Giáp Tý)

Ngoài ra, muốn rõ ngày Thanh Minh, thì cứ chiếu ngày Lập Xuân mà đếm đủ 61 ngày là đúng Tiết Thanh Minh.

Trong truyện Kim Vân Kiều của cụ Nguyễn Du cũng đã có nhắc câu đó rằng:”Thiều quang chín chục đã ngoài 60″, trong đoạn 3 chị em Thúy Kiều đi du xuân.

Mỗi tiết bù hơn bù kém 15 ngày hoặc 16 ngày chuyển qua chuyển lại để bù đắp vào tháng nhuận, bởi vậy nên ngày Lập Xuân thường cứ vài năm mới khởi lại tháng Giêng.

Thọ Mai Gia Lễ Tiếp Theo – Phần I Chương 5-4

Chương 6

Chương 7

Thọ Mai Gia Lễ Phần II – Chương 1

Thọ Mai Gia Lễ Phần II – Chương 2

Loading...