Blog Phong Tục & Cuộc Sống

Thọ Mai Gia Lễ Phần Cuối

Theo như cổ lễ thì 1 đám tang nếu lo đầy đủ thì phải có tới 12 khoản, mà phàn đông những nhà nghèo khó lòng lo nổi mặc dầu được liệt vào hàng quan nên cũng được châm chước tùy gia phong kiệm, nhường cho nhà quý quí đủ sức, đủ lực phô trương.

Nghi trượng dẫn tang gồm:

Thần Phương Tướng (Thần Đạo Lộ)

Thần Phương Tướng là dùng 2 người đeo mặt nạ, hoặc vẽ mặt cầm giáo mác, mặc đồ phường tuồng, đi trước dẫn lộ.

Điều này là để trừ Ôn Hoàng, dịch lệ, tiếp dẫn vong linh khỏi bị ma  quỷ quấy phá, vì vậy nên có cả việc rải giấy tiền vàng mã cho ma quỷ tranh cướp của này, để đem lại sự bình an cho xác chết.

Sự tích rải giấy tiền vàng mã được bắt đầu từ đời Đường và việc này rất thịnh vào thời này.

Việc đốt giấy tiền vàng mã là để làm từ thiện, trừ tà, trói quỷ.

Chi tiết không bàn tại đây.

Câu Đối (Đối Trướng)

Đối là  câu đối và Trướng là nguyên 1 tấm vải hoặc lụa chỉ viết 3 hoặc 4 chữ theo chiều dọc, khác với bức Hoành viết theo chiều ngang.

Đối – Trướng trong Điếu Tang được dùng màu trắng viết chữ màu đen, màu xanh nước biển, do con cháu thân tộc phúng tang.

Người cầm Đối – Trướng đi sau Phương Tướng.

Câu Đối – Trướng đại khái thường viết như sau:

Bức Trướng

“Đinh Tiền Huyên Tạ” nói đến mẹ

“Nhật Lạc Trầm Tây” nói đến cha

“AI Ta Hồ” nói đến người con chết trước Cha Mẹ

Câu Đối

Câu đối của con cháu khóc cha mẹ, ông bà thì hoàn toàn phải bằng vải rất xấu, thô kệch còn thân thích xa gần là quyền của họ cũng như sự hiểu biết của họ.

Câu đối thường chia làm 2 vế, mỗi vế 8 chữ hoặc 9 chữ.

Câu đối của các con cháu thì tùy theo gia cảnh mà viết đem rước theo đám tang, lùi được đem về treo gần 2 bên bàn thờ, các câu đối và trướng của kẻ thân người thuộc được treo thứ tự thân sơ mà treo tiếp theo 2 bên vách nhà.

Các Loại Câu Đố Trướng Thường Dùng Để Điếu Tang

Trướng Đối khóc ông bà, cha mẹ  mất: “Hổ Sơn Vân Ám” “Vân Ám Đỉnh Hổ” “Hổ Sơn Vân Ế” “Thung Thụ Sương Sâm” “Mộc Tòng Cần Trưởng – Thủy Tự Nguyên Lưu”

Câu Đối Trướng Khóc Cha: “Nhật Lạc Tây Sơn” “Thái Sơn Vân Ám” “Nhật Ám Vân Mê”

Câu Đối Trướng Khóc Mẹ: “Thủy Tự Nguyên Lưu” “Đinh Tiền Huyên Tạ”

Câu Đối Vợ Chồng Khóc Nhau: “Kỳ Nhân Như Ngọc” ” Âm Dung Như Tại” là chồng khóc vợ, còn vợ khóc chồng thì: “Đồ Vọng Tế Quân” “Sơn Trường Thủy Viễn”

Câu Đối Người Chết Lớn Tuổi – Chức Vị: “Giá Hạc Vân Du” ” Vĩnh Du Tiên Cảnh” “Vãng Sanh Cực Lạc”

Người Chết Tại Trận Tiền: “Xuất Sư Vi Tiệp” “Trường Sử Anh Hùng”

Người chết vào bậc ngang tuổi nhau, bất cứ già trẻ mà là đàn ông thì dùng những câu sau:

Tử Bất Vong Giả Thọ

Hoài Niệm Cam Dường

Vịnh Du Tiên Cảnh

Viễn Biệt Nhân Gian

Cực Lạc Viễn Du

Ai Tống Tây Phương

Vĩnh Du Tây Thổ

Hoài Niệm Cố Nhân

Lạc Khoản Trong Các Đối Trướng

Lạc Khoản Đối Trướng để thờ phượng, khóc lóc được ghi như sau:

Khóc ông bà nội : Nội Tôn (Trai) – Nội Tôn Nữ (Gái)

Khóc ông bà ngoại: Ngoại Tôn (Trai) – Ngoại Tôn Nữ (Gái)

Khóc cha: Cô Tử (Trai) – Cô Tử Nữ (Gái)

Khóc mẹ: Ai Tử (Trai) – Ai Tử Nữ (Gái)

Khóc cha mẹ vợ: Tế Tử (Rể)

Khóc cha mẹ nuôi: Minh Linh Chi Tử

Khóc cha mẹ chồng: Tức Tử hoặc Tức Nữ

Khóc thầy: Đệ Tử

Khóc chồng: Sương Phụ – Quả Phụ

Khóc vợ: Quan Phu

Điếu ông bà cha mẹ bạn: Khấp Bãi Vãn

Điếu ông bà cha mẹ hoặc người trên của bạn: Chấp Tử

Điếu người trên của bạn chỉ đáng anh chị: Chấp Đệ

Điếu anh em bạn với nhau: Chấp Hữu

Thể Kỳ

Tiếp theo Đối Trướng đến Thể Kỳ là 1 bức Hoành bằng vải trắng căng thành khung có 2 người cầm trên có viết theo hàng ngang từ trái qua phải.

Tang Cha dùng chữ: “Hổ Sơn Vân Ám”

Tang Mẹ dùng chữ: “Dĩ Lĩnh Vân Mê”

Minh Tinh (Tấm Triệu)

Minh Tinh được làm bằng vải bằng vóc nhiễu lối 2 hoặc 3 thước tây, rộng nửa thước, được treo vào cành tre thật dài thường gọi là cây Phướn cũng được.

từ 2 đến 4 người rước lên vai đi theo sau Thể Kỳ.

Viết Triệu phải nhớ kỹ 4 chữ: Quỷ – Khốc – Linh – Thính mà viết làm sao cho chữ cuối cùng đừng phạm 2 chữ đầu là Quỷ và Khốc thì không tốt.

Chữ chót viết đàn ông là Linh , đàn bà là Thính thì tốt.

2 Mẫu Triệu Đàn Ông Và Triệu Đàn Bà

Hương Án

Sau Minh Tinh là Hương Án, trên có đặt mâm ngũ quả, có 1 bình bông, có giá gương và bộ tam sự ( đỉnh và 2 giá nến đồng)

Thức Án

Rước sau Hương Án là Thực Án, có bầy lợn quay, bánh trái hoặc xôi quả.

Tụng Niệm

Tiếp theo là hội đoàn tôn giáo, nếu là Phật tử thì Thực Án đến Linh xa có các cụ bà 1 tay cầm cờ Ngũ Phương ( cờ Phật) và 1 tay nâng chiếc Cầu bằng vải trắng hoặc vải vàng thật dài theo số người nhiều ít, phủ lên đầu, vừa đi vừa tụng niệm, để cầu xin cho vong hồn được thoát nơi bể khổ.

Cầu này tượng trưng cho thuyền Bát Nhã

Linh Xa

Tiếp đến là Linh Xa, trong có Hồn Bạch, Bài Vị, Di Ảnh của người chết.

Trước cửa Linh Xa treo 2 bên 2 lá cờ trắng nhỏ viết bằng mực đen.

Nếu cha thì viết : “Trung Tín” , mẹ thì viết “Trinh Thuận”

Đi trước gần Linh Xa có 2 người cầm đèn giấy đi 2 bên.

Nhạc Đoàn

Là đội kèn trống

Đại Dư (Xe Tang)

Tiếp đến là Đại Dư.

trên Đại Dư đặt Linh Cữu, ở ngoài có phủ 1 chiếc nhà táng bằng giấy lớn giống như 1 chiếc nhà xây bằng gạch., có mái cong và có nhiều cửa sổ, chạy theo xung quanh nhà có hàng ba.

Hàng ba có cả tượng bát tiên phó hội hoặc bát tiên quá hải.

Phương Dư

Sau cùng là Phương Dư. 

Phương Dư là chiếc màn trắng thật lớn, loại này phải may khi cso tang và chiếu theo nhiều ít số người đi trong mùng.

Mùng này được căng rộng, 4 góc cso 4 cây cán do 4 người cầm.

Phương Dư cũng gọi là Bạch Mạc là chiếc màn tang bằng vải trắng.

Luận Về Tống Chung Phần Trung Đồ Trạm

Trung Đồ có nghĩa là giữa khoảng đường, mà Trạm là nơi nghỉ chân.

Phần Lễ Hạ Huyệt

2 Thần Phương Tướng đến huyệt trước và chờ đến đến khi Linh Cữu rời Linh Dư rước tới Huyệt thì 2 Phương Tướng này múa hát và phun đuốc lửa rồi đi bao huyệt để ếm ma quỷ trong khi Linh Cữu được đặt ở miệng huyệt.

Hạ huyệt rồi mới đem Minh Tinh đốt liệng xuống huyệt.

Lúc bắt đầu lấp đất thì các con cháu, thân thuộc mọi người đều liệng xuống 1 nắm đất để tỏ lòng tưởng nhớ người quá cố.

Khi đang lấp thì cúng Hâu Thổ để cho thần hợp với vong.

Lễ Quy Lăng

Thực hiện tại miệng huyệt.

Các sư tăng làm lễ chèo đò để đưa vong linh vượt biển khổ về nơi cực lạc.

Mỗi người 1 nén nhang di xung quanh Linh cữu, gọi là “Dong Mạng” của lễ Quy Lăng.

Dong nhang có nghĩa là xông hương, mà thường lễ Quy Lăng làm trước khi hạ huyệt.

Tế Đề Chủ

Ngu Tế

Ngu có nghĩa là An vui trong câu “An Lạc Tinh Thổ” vui tại cõi Niết Bàn. 

Chính vậy, sau mai táng sẽ làm 1 lễ Cúng Cơm gọi là Ngu Tế hay là Tế An Linh Hồn khỏi bị vất vưởng, bàng hoàng.

Tuần Tế Ngu  chia làm 3 đợt:

  • Sơ trâu là đợt đầu – Sơ Hiến Lễ
  • Tái Ngu là đợt 2 – Thứ Hiến Lễ (Á Hiến Lễ)
  • Tam Ngu là đợt 3 – Chung Hiến Lễ

Tuần Tam Nhật

Kể từ ngày mai táng đến ngày thứ 3 là ngày mở cửa mả, thường gọi là Tuần Tam Nhật.

Hiến Thực

Hiến Thực là hàng ngày cúng cơm. Người sống ăn gì thì cúng thức đó.

Mỗi tháng có 4 ngày cúng cần cẩn trọng hơn là: ngày Sóc (mùng 1 âm lịch)- Vong (ngày rằm) – Hối (ngày cuối tháng 29 -30) – Huyền (ngày 14 âm lịch)

Tuần Chung Thất ( Tứ Cửu)

Tuần Chung Thất nghĩa là cúng 49 ngày. 

Tuần Tốt Khốc

Tuần Tốt Khốc là ngưng khóc – vừa đúng 100 ngày. cũng gọi là Tuần Bách Nhật

Sau tuần này thì thôi cúng cơm hàng ngày và cũng không khóc lóc nữa.

Luyện Tế

Luyện Tế là ngày giỗ đầu. cũng gọi là Tiểu Tường

Có thể xả tang trong ngày này. hoặc đợi đến Đại Tường

Đại Tường

Là ngày giỗ hết tang vừa đúng 2 năm và xả tang. Hoặc để tang thêm 3 tháng nữa đến Đạm Tế mới xả tang.

Đam Tế

Đạm Tế là nhạt nhẽo. Ngày Đạm Tế chúng tỏ là tang chế đã nhạt phai rồi. Xả tất cả tang.

Thọ Mai Gia Lễ Phần Cải Táng

Cải Táng là bốc mộ. 

Sau khi mất đi được chừng trên 3 hay 4 năm thì lo việc cải táng. Thi thể chôn cất trong quan tài để lâu sợ rằng mục nát tới hài cốt nên được di dáng nơi khác cho được vững bền.

  • Trước khi cải táng phải xem ngày giờ tốt, soạn đồ lễ, thỉnh thầy địa lý, cúng Từ Đường, sau đó đem các đồ dùng ra mả và đào huyệt
  • Trước khi đào phải có 1 chiếc chiếu che kín ở trên để tránh ánh sắng mặt trời chiếu vào hài cốt sẽ bị hư nát. Chuẩn bị sẵn 1 cái tiểu quách để đựng cốt.
  • Trước khi bốc mộ phải lựa chọn nơi di táng trước để bốc xong là đưa đến nơi an táng mới. 
  • Cải táng cũng là quan trọng vậy nên, con cháu nên để tang thêm 3 tháng cho phải đạo
  • Sau khi hoàn tất làm lễ cúng cơm rồi mời bà con thân thuộc tới dự

Cải táng cho ông bà cha mẹ chỉ 1 lần cũng là Hiếu kính rồi chẳng nên vì cái bả vinh hoa mà đem cái xương của người chết nay chỗ này mai chỗ kia để tìm sự giàu sang vì con người sống chết do trời định, chỉ có thay đổi lành dữ là do tâm tư hành động của con người mà ra …

Hết

Tham Khảo Thêm:

Cơ Sở Mai Táng Hàng Đầu Tại TpHCM – Sanguine

Trại Hòm Tốt Nhất TpHCM – Sanguine

Nhà Quàn Hàng Đầu Tại TpHCM

Nhà Lưu Giữ Tro Cốt Người Mất Tốt Nhất Tại TpHCM

Hòm – Quan Tài Gỗ Đẹp Tại TpHCM

Loading...