Trên dải đất hình chữ S thân yêu của chúng ta đang bao dung đến 54 dân tộc anh em và được chia rải rác khắp ba miền Bắc – Trung – Nam.
Trong tang lễ của người miền Bắc, miền Trung, miền Nam luôn co sự khác biệt tuy cùng chung uống chung một nguồn nước. Điều này thể hiện rõ qua các nghi lễ diễn ra từ cuộc sống hằng ngày, ví như văn hóa ma chay.
Mục lục
Nét Riêng Của Tang Lễ Người Miền Bắc
Theo quan niệm của người miền Bắc, cái chết là sự chấm dứt, đoạn tuyệt với cõi hồng trần. Chính vì vậy, tang lễ sẽ được diễn ra trong bầu không khí mang nặng sự buồn đau, niềm tiếc thương vô hạn.
Người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng luôn có lối sống trọng tình nghĩa, đặc biệt là miền Bắc còn có ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo nên việc tổ chức tang lễ sẽ có rất nhiều nghi thức. Tuy hiện nay đã có một số cổ tục được lược giảm nhưng nhìn chung lễ tang của người Bắc vẫn còn khá phức tạp.
Nghiêm trang, trịnh trọng có lẽ sẽ là những từ ngữ phù hợp nhất để diễn tả lễ tang của người miền Bắc. Đối với thân quyến điều này thể hiện sự tôn trọng, trân quý dành cho người đã khuất cũng như gia đình họ.
Mọi nghi thức sẽ được tiến hành một cách chỉn chu và kỹ lưỡng nhất và bất kỳ sự ồn ào, náo động nào diễn ra trong lễ tang cũng đều là chuyện không nên.
4 Nghi Thức Quan Trọng Trong Đám Tang Của Người Miền Bắc
Lễ mộc du (lễ tắm gội cho người mất)
Nếu như người mất là cha thì con trai cả sẽ vào làm lễ, ngược lại là mẹ thì con gái lớn sẽ thực hiện. Nghi lễ này trong đám tang của người miền Bắc nhằm tẩy trần cho người đã khuất, để cơ thể họ được sạch sẽ, thanh lọc lúc ra đi.
Sau khi tắm gội, người mất sẽ được đưa ra ngoài chờ nhập quan, trong suốt thời gian này phải buông màn che lên mặt, phía trên đặt một ghế nhỏ, trên ghế có một bát cơm, một đôi đũa, một quả trứng luộc và được thắp hương xuyên suốt.
Lễ phạm hàm
Người nhà sẽ dùng gạo nếp sạch và 3 đồng tiền (vàng) để tra vào bên trái, bên phải và giữa miệng người đã khuất. Mục đích của lễ này là giúp người mất bình an đi đến suối vàng, không bị ma quỷ, cô hồn quấy nhiễu.
Lễ nhập quan (khâm liệm)
Trong tang lễ của người miền Bắc thì nhập quan phải chọn đúng giờ tốt, hợp tuổi mới người mất. Đây là nghi lễ quan trọng trước khi đóng nắp quan tài và cũng là những giây phút cuối cùng gia đình còn nhìn thấy người mất.
Trước khi nhập quan, gia đình thân quyến sẽ lần lượt đi theo hình tròn để nhìn mặt người mất lần cuối.
Vào thời khắc chia ly vĩnh viễn này, sẽ thật khó khăn và đau lòng đối với những người còn ở lại, tuy nhiên tuyệt đối không nên để nước mắt rơi lên thi hài, vì như vậy sẽ khiến người mất cảm nhận thấy nỗi đau của người thân mà không lỡ ra đi.
Trong suốt thời gian khâm niệm sẽ có những bậc trưởng bối đọc kinh cầu siêu cho người mất, để họ ra đi thanh thản nếu người đó đi chùa.
Thi hài sẽ được cẩn thận đặt ngay ngắn ở giữa quan tài, xung quanh sẽ lấp đầy bằng những vật dụng cá nhân của người mất. Và cuối cùng nắp quan sẽ được đóng lại.
Lễ thành phục (Đáp lễ)
Trong lễ này, bên phía gia đình người mất (vợ chồng, con cháu…) sẽ mặc đồ tang và ngồi ở hai bên linh cữu, khi có người đến viếng, thắp nhang thì người thân cũng sẽ cúi lạy đáp lễ. Ý nghĩa của việc này là giúp người khuất ra đi thanh thản mà không còn phải vướng vấn mối nợ ân tình ở trên hồng trần.
Lễ Tang Là Sụ Thiêng Liêng Trong Văn Hóa Của Người Miền Bắc
Đối với người Bắc, lễ tang có thể được coi như lễ hiếu, vì đó là nghi lễ cuối cùng mà con cháu có thể làm cho người thân. Suốt cả một cuộc đời gắn bó, nhưng đến lúc phải nói lời chia ly thì ai cũng đau lòng vì không lỡ. Điều duy nhất lúc đó mà gia đình, thân quyến có thể làm được cho người mất là lo liệu hậu sự thật chu toàn để họ có thể thanh thản ra đi trong bình an.
Bao nhiêu thời gian, tình cảm cũng sẽ là không đủ đối với người thân, người mà chúng ta luôn yêu thương. Chính vì thế, sự ra đi đột ngột của người nhà sẽ để lại một khoảng trống rất lớn trong lòng những ai còn ở lại. Cảm giác mất mát, thiếu vắng là điều không thể tránh khỏi và tất cả niềm đau đó đều được trút bầy ở trong buổi tang lễ – buổi chia ly cuối cùng và mãi mãi.
Trong tư tưởng của người miền Bắc, đám tang không chỉ là nghi lễ đưa tiễn người đã khuất mà đó còn là cách để an ủi người con sống. Tang lễ diễn ra chỉn chu và trang trọng sẽ giúp gia đình cảm thấy an lòng hơn vì họ đã có thể làm tất cả những điều tốt nhất cho người thân yêu của mình cho đến tận giờ phút cuối cùng của cuộc đời này.
Tham Khảo Thêm:
Các Trường Hợp Chết Ngoại Lệ & Cách Xử Lý
Phong Tục Lễ Tang Người Miền Nam