Trong bài viết sau, Sanguine sẽ nêu ra 1 số trường hợp chết ngoại lệ và cách xử lý những trường hợp nào như thế nào để mọi người tham khảo.
Mục lục
Có 4 trường hợp chết ngoài lệ như sau:
- Trường hợp trẻ em chết
- Trường hợp chết ở ngoài nhà
- Trường hợp chết bị sét đánh
- Trường hợp chết khi con cháu chuẩn bị làm lễ cưới
Cách Xử Lý Trường Hợp Trẻ Em Chết
Trẻ em dưới 16 tuổi chết thì không được làm đám tang mà chỉ có 1 số thân thân trong họ tộc khâm liệm rồi đưa đi an táng 1 cách lặng lẽ.
Mẹ của đứa trẻ không được đi đưa tang (sợ bà mẹ sẽ không đủ sức chịu đựng sự đau đớn)
Đám tang trẻ em thường diễn ra vào lúc chiều tối.
Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi không được dùng ván mà phải bó chiếu chôn
Từ 6 đến 15 tuổi chết thân nhân không được để tang và thờ cúng (dù là 49 ngày, 100 ngày hay cả giỗ cũng không có)
Dân gian nói “chết mất giỗ” là để chỉ những trường hợp này.
Trẻ từ 7 tuổi đến 15 tuổi thì được giỗ nhưng không được có cúng cơm 100 ngày hay 49 ngày.
Bàn thờ được lập riêng, không được thờ chung ở bàn thờ tổ tiên.
Cách Xử Lý Trường Hợp Chết Ở Ngoài Nhà
Chết ở ngoài nhà đó là các trường hợp sau: chết đuối, chết tai nạn ngoài đường, hoặc chết khi ở bệnh viện, v.v… tức là khi chết người đó không ở trong nhà của mình.
Trường hợp này người ta kiêng không mang xác về nhà mà thường làm đám tang ở không gian công cộng hoặc dựng rạp ngay trên đường đến nghĩa trang.
Các nghi thức tế lễ, phúng viếng được tiến hành nhanh gọn ngay trong ngày, thường người ta chôn vào khoảng giữa trưa (từ 12h trưa đến 14h chiều).
Trường hợp trẻ em chết đuối thì sau khi chôn 1 đến 3 ngày phải làm lễ rước hồn. Thầy cúng bắc 1 chiếc cầu kiều (cầu làm bằng mảnh vải trắng, dài khoảng 8m) từ dưới ao/sông lên bờ, nơi đặt hương án. Trên hương án bày lễ vật là xôi thịt, rượu, hương, nến. Thầy làm lễ cúng rồi phù phép rước hồn.
Theo dân gian, khi nào trên tấm vải xuất hiện”vết chân” thì có nghĩa là hồn đã lên bờ.
Cách Xử Lý Trường Hợp Chết Bị Sét Đánh
Theo quan niệm dân gian thì đây là cái chết “Không bình thường”.
Các nghi lễ an táng trong trường hợp này cũng không có gì khác so với các trường hợp chết thông thường.
Nhưng có 1 điều là gia đình tang chủ rất sợ kẻ gian đào trộm mộ.
Dân gian lưu truyền rằng, bọn đạo tặc thường tìm cách đào trộm mộ người chết bị sét đánh, rồi chặt cánh tay trái (nếu người chết là nam) hoặc chặt cánh tay phải (nếu người chết là nữ) để khi chúng đi ăn trộm sẽ tránh được sự phát giác của chủ nhà.
Vì vậy, mộ của người chết do bị sét đánh thường được canh phòng rất cẩn thận tới 3 tháng)
Ngày nay, tuy không ai tin như vậy, nhưng ở 1 số người vẫn bị ám ảnh bởi quan niệm xưa
Cách Xử Lý Trường Hợp Người Chết Khi Con Cháu Chuẩn Bị Làm Lễ Cưới
Tục xưa cấm kỵ con cháu làm lễ cưới trong thời kỳ để tang (Đại tang là 3 năm). 3 năm trời là quãng thời gian dài, mà đối với người con gái thì “cái tuổi đuổi thanh xuân”, đến khi gần hết tang, nếu chăng may lại có tang mới, thì người con gái đã tới tuổi về già mất rồi.
Vì vậy người xưa có tục “Cưới chạy tang”. Có nghĩa là việc hiếu tạm hoãn, dành cho việc hỷ. Người mới qua đời vẫn nằm trên giường, đắp chiếu, để đó chứ chưa nhập quan.
Cũng có trường hợp gia đình làm thủ tục khâm liệm nhập quan nhưng chưa làm lễ phát tang và trong nhà không ai được khóc và mọi người vẫn chưa đến phùng viếng.
1 đám cưới như vậy được tổ chức nhanh gọn, giản lược đi nhiều thủ tục (xin dâu, đón dâu, lễ tơ hồng, v.v….) Khách dự chủ yếu là người thân trong gia đình.
Sau khi tổ chức xong đám cưới thì mới làm lễ phát tang. Lúc bấy giờ cô dâu (chú rể) đã là thành viên của gia đình và tùy mối quan hệ mà chịu tang theo tập quán.
Ngày nay, việc để tang không ảnh hưởng tới việc cưới vợ, lấy chồng, việc làm nghĩa vụ quân sự, v.v…. không cần phải cưới chạy tang nữa, mà có thể lùi ngày cưới lại 1 thời gian ngắn ( có thể sau 49 ngày hoặc 100 ngày là được).
Trong thực tế nhiều đám cưới đã thực hiện như vậy, mà vẫn vui vẻ và hạnh phúc.
Mong rằng bài chia sẻ này sẽ đem lại thông tin hữu ích đến mọi người.
Tham Khảo Thêm Thông Tin Hữu Ích Khác:
Tục Cải Táng Hình Thành Từ Lúc Nào?