Nếu người miền Bắc và miền Trung coi cái chết là sự kết thúc hoàn toàn đối với thế giới này thì ngược lại, người miền Nam có nét văn hóa ma chay rất riệng, họ đón nhận việc này một cách nhẹ nhàng hơn.
Không phải vì họ không đau buồn, không tiếc thương người thân yêu mà đơn thuần trong suy nghĩ của họ cho rằng: Kết thúc cuộc sống ở thế giới này sẽ mở ra một cuộc sống mới ở nơi khác, người đã khuất sẽ đi đến nơi an lạc hơn, không còn phải chịu đau khổ như hiện đại.
Mục lục
Quan Niệm Về Tang Lễ Của Người Miền Nam
Với suy nghĩ đó, văn hóa ma chay của người miền Nam không mang nặng không khí đau buồn, tang thương như những nơi khác. Thậm chí nhiều gia đình còn thuê các dịch vụ như: ca hát, nhạc sống, ảo thuật…. về tổ chức trong suốt thời gian cử hành tang lễ.
Thay vì tiếng trống, kèn đám ma thê lương như ngoài Bắc, người Nam sẽ mở những bản nhạc trữ tình, dân ca để mua vui cho người đã khuất.
Người thân trong gia đình có đau buồn, thương tiếc nhưng cũng không than khóc, kể lể quá nhiều, bởi điều đó sẽ làm cho những khuất mãi vấn vương mà không thể nhẹ lòng ra đi.
Những lượt người đến thăm viếng đông đúc kèm theo tiếng nhạc, tiếng kèn sẽ giúp cho bầu không khí đỡ buồn bã, đau thương. Đây cũng là cách an ủi gia đình người đã mất, tránh khỏi sự buồn đau quá độ.
Đám Tang Tại Miền Nam Có Không Khí Không Nặng Nề
Người dân miền Nam thường được nhắc đến với lối sống phóng khoáng, tự nhiên và không câu lệ thủ tục, điều này cũng được thể hiện trong cách tổ chức đám tang.
Thông thường, khi đi viếng đám ma ngoài Bắc, quan khách sẽ được mời lại dùng cơm với đầy đủ món ăn được chuẩn bị kỹ lưỡng.
Nhưng văn hóa ma chay của người miền Nam lại không câu lệ chuyện này, gia đình người mất sẽ bày sẵn trái cây, bánh kẹo hay nước uống trên bàn, người đến viếng có thể tự nhiên ngồi lại dùng và trò chuyện cùng mọi người.
“Sống Chung” Với Mộ – Nét Lạ Của Người Miền Nam
Nếu có dịp đi về miền Tây Nam Bộ, chắc hẳn mọi người sẽ từng bắt gặp hình ảnh của những ngôi mộ được xây ngay chính trong vườn hoặc sân của người dân. Đây là tục lệ đã có từ lâu đời và cho đến tận ngày nay vẫn còn được duy trì.
Sở dĩ có chuyện này là vì văn hóa ma chay của người miền Nam cho rằng: Dù người còn sống hay đã mất vẫn là người nhà của họ, họ muốn xây mộ ở gần nhà để lúc nào cũng có cảm giác như người thân vẫn đang còn sống. Và bằng suy nghĩ đó, người Nam sẽ bớt cảm thấy mất mát vì sự ra đi của người nhà.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây đã có nhiều ý kiến trái chiều về tập tục này vì sẽ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Có nhiều gia đình chấp nhận di dời mộ phần đến những nghĩa trang tập trung nhưng cũng có nhà vẫn muốn duy trì thói quen đã có từ lâu đời này, bởi họ không muốn chuyển người thân đến một mảnh đất xa lạ, cho dù đó chỉ còn là một nấm mồ.
Những cải biên trong văn hóa ma chay của người miền Nam
Ngày nay, văn hóa ma chay của người miền Nam đã có một số thay đổi như đơn giản hóa trang phục đám tang hơn. Điều này chỉ làm giảm lược những thủ tục rườm rà chứ không hề làm mất đi sự linh thiêng, tôn kính của lễ tang.
Nếu văn hóa ma chay của người miền Nam ngày trước, con cái phải để tang cha mẹ đến 3 năm thì ngày nay đã được rút lại chỉ còn 1 năm, điều này sẽ làm giảm bớt áp lực cho những người con phải đi làm ăn xa xứ. Họ vẫn đề cao chữ hiếu nhưng cách tiến hành có thể lược giảm đi những chi tiết cầu kỳ, phức tạp.
Đám Tang Của Người Miền Nam Có Sự Thay Đổi Nhiều Theo Thời Gian
Khi tìm hiểu và văn hóa ma chay của người miền Nam, rất nhiều người tỏ vẻ ngạc nhiên với cách họ tổ hành tang lễ cho người thân, người ngoài không hiểu sẽ cho rằng người Nam không đặt nặng tình cảm, sống qua loa hay là đặt ra những câu hỏi như: Tại sao đám ma mà lại mở nhạc như nhà có chuyện vui? Kỳ thực, suy nghĩ này thật quá sai lầm.
Chúng ta sinh sống trên khắp mọi miền tổ quốc, thừa hưởng nền văn hóa, phong tục tập quán theo mỗi vùng miền, quan niệm và suy nghĩ cũng vì thế mà có sự khác biệt.
Người Nam sở dĩ chọn cách tổ chức tang lễ một cách sôi động, náo nhiệt chính là bởi vì họ muốn đưa tiễn người nhà theo cách vui vẻ nhất, để người khuất được an lòng ra đi. Còn trên thực tế, nỗi đau khi phải mất đi người thân có lẽ sẽ chẳng từ ngữ nào diễn tả được.
Với thông tin chia sẻ về văn hóa ma chay của người miền Nam, hy vọng bạn đã có thêm kiến thức về phong tục đẹp trong tang lễ của người dân phương Nam.
Tham Khảo Thêm: