Blog Phong Tục & Cuộc Sống

Cải Táng Là Gì?

Mọi người có biết Tục Cải Táng tại Việt Nam bắt nguồn từ đâu không?

Để hiểu chi tiết và nắm rõ hơn về Tục Cải Táng thì tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Nguồn Gốc Của Tục Cải Táng Là Từ Đâu?

Theo ghi chép lại, Tục Cải Táng khỏi nguồn từ thời Bắc thuộc khi quan lại và thương lái Trung Quốc chết mà gia đình có nhu cầu đưa xương cốt về chính quốc, về sau thành tục lệ.

Lúc xưa khi cha mẹ mất đi, không có tiền lo liệu tang sự, mua tạm 1 cỗ ván xấu để lo mai táng, rồi đợi xong 3 năm thì cải táng, sợ ván hư nát thì hại đến thi hài.

Theo quan niệm xưa, nếu chỗ đất có mối kiến, nước lụt thì phải cải táng; chỗ mả vô cớ mà sụt đất hoặc cây cối ở trên mả tự nhiên khô héo hoặc trong nhà có kẻ dâm loạn điên cuồng hoặc trong nhà đau ốm

Hoặc trong nhà có kẻ nghịch ngợm sinh ra kiện tụng thì cho là do đất mà cải táng; nhờ thầy địa lý tìm chỗ cát địa mà cải táng hay thấy nhà khác phát đạt thì đem mả nhà mình táng gần chỗ mả kia, để cầu được dư huệ …

Tục Cải Táng Là Gì?

Người dân tại các vùng đông bắc bộ thường có tập quán mai táng 2 lần.:

  • Thời kỳ chôn cất lúc đầu được gọi là hung táng – chôn tạm thời người chết ở nghĩa trang (có nơi còn gọi là ký táng)
  • Thời kỳ thứ 2 là sau 3 hoặc 4 đến 5 năm cải táng, đưa lên nghĩa trang vĩnh viễn gọi là Bốc Mộ (Cải Táng)

Vậy nên Cải Táng chính là di dời mồ mả của người quá cố từ điểm chôn hiện di dời đến 1 điểm chôn khác Cát Địa hơn.

Lựa Chọn Thời Gian Và Thời Điểm Cải Táng Như Thế Nào?

Thông thường gia chủ phải chọn ngày, giờ Cải Táng cho hợp với mùa, với thời tiết và với nhu cầu của gia đình.

Người dân vùng đồng bằng bắc bộ có thói quen Cải Táng vào mùa đông (là từ tiểu hàn đến đại hàn)

Giờ giấc Cải Táng chỉ nên làm vào sáng sơm và được tính toán rất chi tiết, làm sao phải hoàn tất trước khi sáng rõ mặt người.

(Theo quan niệm dân gian, khi còn trời tối ở dương gian, là ban ngày ở âm phủ. Mặt khác, có lẽ người ta tránh làm công việc này vào ban ngày cũng là để giữ vệ sinh chung, và cũng không muốn để mọi người xung quanh trông thấy mình đang làm 1 công việc hệ trọng và thiêng liêng)

Công Việc Cải Táng Được Thực Hiện Như Thế Nào?

Khi mọi người làm nhiệm vụ Bốc Mộ đều phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng rượu. Những người Bốc Mộ nên đứng ở đầu gió để tránh ô nhiễm.

Thông thường, trước hôm Cải Táng, gia chủ phải làm lễ cáo yết tổ tiên. Đêm hôm Cải Táng phải làm lễ khấn thổ công nơi để mả mới táng.

Toàn bộ hài cốt thu được trong quan tài phải được rửa thật cẩn thận bằng nước ngũ vị (hoặc bằng rượu), xương sọ được rửa kỹ hơn, nhất là 2 hốc mắt.

Dân gian quan niệm, có rửa sạch 2  hốc mắt thì con cháu được “phù hộ” làm ăn tinh tường

Sau đó tất cả được lau khô bằng giấy bản và xếp vào tiểu sành theo đúng vị trí cấu trúc cơ thể.

Xương sọ được xếp ngay ngắn, đệm bằng những xương nhỏ cho chặt, đảm bảo xương quai hàm ở dưới ở tư thế như được gắn liền.

Các xương chân tay được xếp ở 2 bên (xương bên phải được xếp ở bên phải, bên trái thì xếp bên trái). Và tất cả các xương khác xếp ở giữa.

Tiếp theo, trải các xương sườn úp xuống thành 2 hàng bên phải và bên trái.

Tuy nhiên trước khi xếp hài cốt, cần phải lót giấy màu hoặc vải vào trong tiểu sành và 2 bên thành tiểu, rồi phủ vải hoặc giấy lên trên. Xong rôi đậy nắp tiểu bằng những viên gạch đặt nằm ngang 1 lượt (Gạch này được lựa chọn rất cẩn thận – gạch được nung đúng độ lửa, phẳng phiu, độ dày mỏng đều đặn)

Sau khi Cải Táng, hài cốt được chôn vĩnh viễn. Lúc này có thể xây mộ cẩn thận để tránh xói mòn, sụt lở do mưa nắng. Kiểu dáng ngôi mộ được xây tùy theo thị hiếu và thiết kế cảu từng gia đình, nhưng không nên quá cầu kỳ, tốn kém, hoặc quá lớn làm ảnh hưởng đến quy hoạch chung của nghĩa trang.

Hiện Tượng Mả Kết Là Gì?

Theo cổ tục và cho đến nay, người vẫn tin là có những trường hợp người ta cho rằng “Mả Kết” không nên Cải Táng ( thuật ngữ xưa gọi là “Tường Thụy”) tức là mả phát.

Hiện Tượng “Mả Kết” Được Người Xưa Căn Cứ Vào 1 Số Hiện Tượng Sau:

  • Thấy có rắn vàng sống ở mả hoặc có khí vật gì, chứng tỏ đất nơi đây thịnh, Mả Kết nên rắn hoặc khí vật mới ở trong đó (long xà khí vật)
  • Khi mở nắp quan tài thấy dây leo tơ hồng quấn quýt ở chỗ áo quan, hoặc có những giọ nước trắng như sữa ở bên ngoài hoặc trong áo quan. Những giọt nước này hơi ấm. Mả như vậy có sinh khí và đã kết.
  • 1 hơi ấm tiết ra từ mộ nhưng trong huyệt lại khô ráo
  • Những xương cốt dính liền vào nhau kết thành tượng
  • Mặc dù mộ nằm dưới đất trũng, đất ruộng, nhưng mả tự nhiên được bồi đất lớn ra, như vậy là mả phát, gia đình con cháu làm ăn phát đạt, giàu có hay đỗ đạt.

Khi Bốc Mộ mà gặp những trường hợp trên thì phải làm thủ tục lấp ngay và có cúng kiếng chu đáo. 

Dù đào sâu chôn chặt, hoặc Cải Táng thì bao giờ nơi mộ cũng phải để lỗ thông thoáng ( người ta thường gọi là Lỗ Thông Thiên).

Cần lưu ý là lỗ thông thoáng có thể trên nắp mộ hoặc bên hông phía trên thành mộ, nhưng phải có lưới sắt bảo vệ, tránh chuột hoặc rắn rết chui vào.

Tuy nhiên, cách Cải Táng không đảm bảo vệ sinh môi trường, có hại đến sức khỏe của người trực tiếp Bốc Mộ Cải Táng

Xu hướng chung của mọi quốc gia trên thế giới, mọi dân tộc văn minh hiện nay là thực hiện Hỏa Táng, đây là hình thức mai táng khoa học, văn minh, vệ sinh và lợi ích nhất.

2 Điều Quan Trọng Bậc Nhất Khi Cải Táng

Chọn Lựa Thời Gian – Thời Điểm Cải Táng

Chọn lựa thời điểm Cải Táng là 1 việc rất quan trọng. Theo phong tục của người Việt Nam, người mất sau 3 năm thì Cải Táng, cũng là lúc con cháu mãn tang, tức là hoàn toàn hết để tang vong linh. Vì thế, việc Cải Táng thường được tiến hành sau 3 năm chôn Hung Táng.

Tuy nhiên, hiện nay thực tế môi trường địa lý và khí hậu có nhiều thay đổi, các hóa chất được sử dụng nhiều trong đất để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Hiện tượng sau 3 năm xác người chết chưa phân hủy diễn ra khá phổ biến, nên nhiều gia đình lựa chọn giải pháp là để thời gian Cải Táng từ 4 đến 5 năm để tránh hiện tượng trên.

Thời gian tiến hành Cải Táng phải lựa chọn theo tuổi của vong, tránh những năm xung sát theo quan niệm dân gian.

Ngoài ra, cũng phải căn cứ theo tuổi của trưởng nam trong nhà, vì khi vong đã mất thì mọi sự may rủi đều gánh trên vải của trưởng nam. Vì vậy thời gian tiến hành Cải Táng cũng phải phù hợp với tuổi của người trưởng nam.

Kinh Nghiệm Đoán Định “Mộ Kết” Của Người Xưa:

  • Huyệt đất trước khi tiến hành Hung Táng là 1 huyệt đất mới chưa được đào xới. Mộ có đất vững chắc, nếu lấy 1 cây gậu cắm vào mộ thì đất rất chắc, khó có thể cắm được. Mộ không có nứt lún hoặc các hang hốc do các loài vật làm tổ.
  • Khí của mộ tươi tốt, cỏ cây trên mộ và xung quanh mộ xanh tươi
  • Đất của mộ nổi cao lên rõ rệt, xung quanh và trên mộ đất đùn lên trông thấy kích thước phát triển quá mắc ban đầu.

Khi gặp hiện tượng trên, gia đình nên nhờ 1 chuyên gia có kinh nghiệm về phong thủy tiến hành xem xét cẩn thận trước khi Cải Táng.

Chọn Lựa Huyệt Đất Mới Sau Cải Táng

Khi đã chọn được thời điểm tiến hành Cải Táng thì người trong gia đình sẽ phải chọn lựa 1 huyệt đất mới để chuyển hài cốt sang.

Việc chọn lựa huyệt đất là tương đối khó khăn, để tìm được vị trí mới tốt lành, người xưa thường chú ý những đặc điểm sau:

  • Huyệt mộ là nơi đất mới chưa từng bị chôn lấp, đào xới.
  • Khí đất của huyệt tươi tốt, đất rắn chắc, tươi tắn,
  • Nếu là vùng đồng bằng thì đất tươi mịn, có mùi thơm, đào sâu phía dưới độ 60 đến 70cm đất đặc quánh, có màu vàng nhạt hoặc màu nâu đậm
  • Nếu là miền núi thì đất mịn màng, tuy khô nhưng có màu vàng nhạt.
  • Kỵ nhất là huyệt nơi đất tơi xốp, có chứa nhiều rác rưởi, hoặc có nguồn nước thải bị ô nhiễm. Đào lên ở đáy huyệt phải có mạch nước ngầm chảy dưới huyệt. Màu sắc của nước trong xanh, mùi thơm, trách nước bị ô nhiễm hoặc nước có mùi hôi.
  • Những huyệt ở đồng bằng thì kỵ không có nước ở dưới huyệt.
  • Chú ý quan sát cẩn thận hệ thống đường đi xung quanh huyệt. Nếu huyệt có đường đi đâm thẳng vào giữa hoặc đâm xuyên sang 2 bên thì chủ về phá bại không thể dùng. Đường đi sát ngay phía sau huyệt cũng tối kỵ chủ tổn hại nhân đinh. Tốt nhất chọn huyệt nơi yên tĩnh cách xa với đường đi lối lại quanh khu vực mộ.
  • Ở vùng núi thì cần thẩm định huyệt theo những tiêu chí của địa lý chính tông. Huyệt cần được bao bọc có long hổ 2 bên ôm lấy huyệt, phía sau có cao sơn che chắn, phía trước có minh đường thủy tụ.

Các Bước Cải Táng Được Thực Hiện Như Thế Nào?

Bước 1: Chọn Ngày Giờ Hoàng Đạo.

Cần tiến hành chọn lựa thời điểm phù hợp. Tháng được chọn phải tránh tháng xung khắc với tuổi trưởng nam, tuổi của vong linh.

Trong tháng chọn ra 2 ngày tốt gần nhau để tiến hành việc đào huyệt, xây mộ mới và ngày giờ tiến hành đưa hài cốt sang huyệt mộ mới.

Ngày giờ tiến hành xây huyệt mộ mới thường chọn trước ngày Bốc Mộ khoảng 1 tuần.

Những giờ tiến hành Bốc Mộ thường là các giờ về đêm, theo quan niệm Âm Dương, thì  hài cốt thuộc âm thì nên tiến hành vào các giờ âm (Hợi – Tý – Sửu – Dần: từ 21h đến 5h sáng) để tránh xung hại.

Bước 2: Nghi Thức Phải Tiến Hành

Vào ngày tiến hành động thổ xây huyệt mộ mới. Trước giờ khởi công, trưởng nam cùng gia đình sắm sửa lễ vật (hoa quả, tiền vàng, lễ mặn, gạo muối, v.v…)để cúng quan thần linh. 

Vì theo quan niệm dân gian, trước khi làm việc gì cũng phải xin phép thần linh bản cảnh chứng giám để công việc thuận lợi, suông sẻ.

Sau khi khấn thần linh thì tiến hành động thổ xây dựng.

Huyệt thường được đào và xây vuông xung quanh, phí dưới không xây, chỉ để lớp đất bằng để hạ quách đựng hài cốt xuống.

Lưu ý:

  • Kích thước xây dựng chỉ vừa đủ rộng hơn quách mỗi chiều khoảng 10 đến 20cm.
  • Phía dưới không được láng xi măng để tránh bị âm dương ngăn cách.
  • Nếu đất rắn chắc thì không cần xây tường xung quanh huyệt.
  • Độ nông sâu của huyệt cũng cần được xem xét rất cẩn thận, phải đào hết lớp đất mặt, thường đào đến lớp đất thịt khoảng 50 – 60cm.

Công việc chính và quan trọng nhất là tiến hành đưa hài cốt sang huyệt mộ mới. 

Sau đó gia đình sẽ tiến hành hoàn thành phần xây dựng mộ. Mộ xây dựng bao giờ cũng phỉa có phần Thông Thiên, tức khoảng đất trên mặt mộ để dương khí giáng xuống.

Bước 3: Hoàn Tất Công Việc Cải Táng.

Sau khi mọi việc xây dựng đã hoàn tất, bước cuối cùng là nghi lễ tạ phần mộ và cúng cho vong linh được yên ổn, siêu thoát.

Theo phong tục truyền thống, lễ vật chuản bị bao gồm lễ mặn và lễ chay, ngoài ra còn có đồ mã như quần áo, vàng mã, v.v….

Sau đó, gia đình tiến hành lễ tạ quan thần linh, lễ điền hoàn long mạch.

Những gia đình theo đạo Phật thì tổ chức nghi lễ cầu siêu cho vong linh được siêu thoát.

Lời Kết

Tục Cải Táng có nhiều quan niệm khác nhau, song về mặt tâm lý, người ta tin rằng huyết mạch của tổ tiên và con cháu cso quan hệ với nhâu. Nếu hài cốt tổ tiên có ấm, thì con cháu mưới mát mặt, nếu hài cốt không yên thì con cháu cũng không yên ổn.

Mọi Chi Tiết Thắc Mắc Cần Tư Vấn Xin Liên Hệ: 0902.700.110

Cơ Sở – Trại Hòm Mai Táng Sanguine 

Tham Khảo:

Trại Hòm Sanguine Phục Vụ Tại Quận 1

Trại Hòm Sanguine Phục Vụ Tại Quận 2

Trại Hòm Sanguine Phục Vụ Tại Quận 3

Loading...